HOTLINE: 0938.439.802

ÁP DỤNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA- BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

16/09/2020 | 1820 |
0 Đánh giá

Hai bệnh nhân ở Đăk Lăk và Đồng Tháp được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM hội chẩn từ xa trên nền tảng trực tuyến.

Đây là hai cuộc hội chẩn đầu tiên của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM trong ngày 14/9 khai trương hoạt động khám chữa bệnh từ xa, thuộc Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế.

Kỷ nguyên 4.0 mở ra là cơ hội cũng là thách thức cho rất nhiều nhóm ngành khác nhau. Trong đó, ngành y tế cũng là một trong những nhóm ngành quan trọng của một quốc gia. Việc cấp cứu và điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân trong tình trạng bệnh đang chuyển biến xấu cần sự can thiệp kịp thời của các Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, Bác Sĩ giỏi trong ngành y là rất quan trọng.

Khi vấn đề khẩn cấp được đề ra thì kỹ năng giải quyết vấn đề ở đây là gì???

  • Cấp cứu khẩn
  • Chuyển viện
  • Bệnh viện tuyến tỉnh chuyển lên tuyến Trung ương
  • Chuyển lên tuyến bệnh viện có chuyên môn

Cách xử lý trên là một trong những cách xử lý truyền thống từ trước đến nay mà chúng ta thường gặp và vẫn đang tiếp tục diễn ra hàng ngày. Nhưng liệu chăng cách xử lý ấy có an toàn cho bệnh nhân nếu phải chuyển viện với khoảng cách địa lý xa trong tình trạng bệnh nặng, không đủ sức khỏe để di chuyển???

Với tình trạng trên đặt ra câu hỏi “Làm cách nào để xử lý nhanh tình trạng bệnh mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển?”. Để trả lời câu hỏi này thì Bệnh viện đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã áp dụng thành công khám chữa bệnh từ xa trên nền tảng trực tuyến.

Từ đầu cầu Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, Đăk Lăk, bác sĩ Phạm Trường Tấn, giám đốc bệnh viện đề nghị hỗ trợ hội chẩn cho một bệnh nhân nữ, 58 tuổi. Theo bệnh án, bà bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 10 năm nay kèm lao phổi, giãn phế quản, tăng huyết áp. Vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, khiến bệnh tái lại nhiều lần trong năm không kiểm soát được.

Bệnh viện cơ sở truyền toàn bộ kết quả xét nghiệm, dữ liệu hình ảnh thăm dò chức năng, hình ảnh phim CT thông qua hệ thống Telehealth lên màn hình. Các bác sĩ TP HCM kết nối siêu âm trực tuyến, quan sát phổi, tư vấn lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân, sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh, kháng viêm, giãn phế quản và các nhóm thuốc hỗ trợ.

Một bệnh nhân nam, 73 tuổi, đang điều trị ở khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, cũng được các bác sĩ hội chẩn, chỉ định thực hiện MRI để tìm nguyên nhân gây động kinh cục bộ.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, trước đây, các bệnh nhân nặng, khó ở tuyến dưới đều phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Nhiều bệnh nhân không vượt qua được hành trình di chuyển dài, chi phí điều trị cũng tốn kém. Là cơ sở y tế tuyến trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM chủ động kết nối với 186 bệnh viện cấp tỉnh, thành phố, huyện, trạm xá xã.

Dựa trên nguồn: VnExpress Thư Anh - Lê Nga


Tin tức liên quan

Bình luận